Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm
|
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hiện tại : | 18 | Tuần này: | 1004 | Tháng này: | 3839 | Tổng số : | 193813 |
Sa nhân với bệnh lý đường tiêu hoá |
Sa nhân còn gọi là Súc Sa mật
Tên khoa học: Amonum Xanthioides Wall Thuộc họ: Gừng (Zingi bera ceae) Sa nhân (Fuctus e Semen Amoni Xanthiodis) là quả gần chín hay sáy khô của cây sa nhân (Amomum xanthioides) Ngoài ra còn phân biệt Sác sa là quả còn cả lớp vỏ và sa nhân là khối hạt còn lại sau khi đã bóc lớp vỏ ngoài. Vì hạt sa nhân trông giống hạt sỏi do đó có tên gọi là sa nhân -> sa có nghĩa cát, sỏi. Hoa màu trắng đóm tía, mọc thành chùm ở gốc, mỗi gốc có 3-6 chùm hoa mỗi chùm có 4-6 hoa. Quả là một nang 3 ngăn, đậu vào tháng 5, chín vào tháng 7-8 (6-7 âm lịch) hình trái xoang. Sa nhân mọc hoang dưới tán rừng và cũng có thể trồng như trồng cây gừng, cây riềng. Với sa nhân mọc hoang, muốn thu hoạch nhiều, nên phát quanh sạch cỏ, chặt ngọn cả những cây sa nhân già, để sa nhân mọc lại, dễ sai quả hơn. Thu hoạch sa nhân vào tháng 8 dương lịch, có thể sớm hơn một chút, vì thời gian thu hoạch ngắn, ta thu hái sớm, muộn đều ảnh hưởng chất lượng sa nhân. Theo dõi vỏ ngoài vàng thẫm, kẽ gai đã thưa, bóp quả còn cứng, bóc ra thấy có màu vàng, ở giữa mỗi hạt có chấm đen hay màu hung hung, nhấm có mùi chua, cay, nồng là sa nhân đến tuổi thu hái tốt. Sa nhân để quá 5-7 ngày mới thu hái, bóc quả ra đã mềm, nhấm có ngọt đã mất chất cay. Đó là sa nhân đường chất lượng kém hơn sa nhân hạt cau vì tinh dầu khó bảo quản, dễ ẩm mốc, cứ phơi khô để vài ngày lại ẩm, hạt rời vụn đen giống cứt gián. Nếu vội hái non quá, khi bóc hạt ra hạt vẫn còn non trắng hay vàng, nhấm có cay nhưng không chua gọi là sa nhân non cũng kém giá trị. Sau thu hái sa nhân phải phơi khô ngay ngoài nắng, nếu không có nắng dùng lửa sấy ngay. Cách tốt nhất ngày phơi nắng tối sấy lửa than thời gian 4-5 ngày. Sa nhân thu đúng tuổi cứ 10kg sa nhân vỏ cho 2kg sa nhân hạt. sa nhân có 4 loại: Sa nhân hạt cau, sa nhân non, sa nhân vụn, sa nhân đường. Thành phần hóa học. Trong sa nhân có 2-3% tinh dầu, chủ yếy là d.bocneola (19%); d.campho (33%); axetatbocnyla (26,5%); d.limonen (7%); camphen (7%); Phelandren (2,3%); Parametoxyelxinamat (1%); Pinen (1,8%); Rinalola, nerolidola. Năm 1958, hệ dược viện Y học Bắc Kinh có nghiên cứu thấy trong loại sa nhân Amonium Villosum Lour, có Saponin với tỉ lệ 0,69%. Công dụng và liều dùng: Sa nhân là một vị thuốc kích thích và giúp hệ tiêu hóa, thường dùng làm gia vị và chế rượu mùi. Sa nhân sử dụng trong phạm vi đông y theo tài liệu cổ: Sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị, có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng. Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, ăn chậm tiêu, tả lỵ. Liều dùng trong ngày: 1-3g dạng viên hoặc sắc uống. Đơn thuốc có sa nhân Chữa đau nhức răng: Ngậm sa nhân Chữa ăn chậm tiêu, đầy hơi chướng bụng, nôn mửa, bụng đau chưa rõ nguyên nhân (hương sa chỉ truật hoàn) sa nhân 4g, mộc hương 6g, chỉ thục 6g, bạch truật 4g, tất cả cho tán nhỏ, dùng nước sắc cây bạc hà nấu với gạo làm hồ (tá dược) viên thành mỗi viên có hàm lượng 0,25g ngày uống 2 hay 3 viên. BS. TRANG XUÂN CHI |